Nguyên nhân khiến trẻ bị nẻ má vào mùa hanh khô trẻ thường dễ bị nẻ má và gây cảm giác khó chịu.Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Table of Contents
Nguyên nhân khiến trẻ bị nẻ má
Để có cách chữa nẻ má ở trẻ em và phòng tránh hiệu quả, trước tiên cha mẹ cần xác định được nguyên nhân là gì. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân khiến trẻ em dễ bị nẻ má dưới đây nhé:
Do thời tiết hoặc môi trường
Đầu tiên phải kể đến yếu tố môi trường khiến trẻ dễ bị nẻ má. Vào mùa đông thời tiết thường khô hanh và lạnh giá hoặc do trẻ nằm trong phòng có máy lạnh, máy sưởi. Điều đó gây nên tình trạng mất nước qua da, vì vậy làn da mỏng manh của bé rất dễ bị sần sùi và bong tróc. Do đó, vào những ngày thời tiết khô lạnh, bố mẹ hãy chú ý đến làn da của bé nhiều hơn. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da và một số điều trị chuẩn y khoa sẽ giúp bố mẹ có thêm sự tham khảo. Bên cạnh đó, hãy chọn nhiệt độ phòng thích hợp dành cho trẻ sơ sinh để bảo vệ con tốt nhất bố mẹ nhé!
Đặc điểm của cơ thể
Nguyên nhân nẻ má ở trẻ tiếp theo phải kể tới đặc điểm cơ thể. Vì lớp thượng bì ở trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, làn da của bé thường rất mỏng manh và dễ bị mất nước. Vì vậy, khi thấy bé nẻ mà cha mẹ không nên lo lắng quá vì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.
Trong một số trường hợp trẻ bị nẻ má do cấu trúc da chưa ổn định nên khả năng kháng thời tiết còn kém. Hoặc có thể do trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng mặt trời gây kích ứng.
Không sử dụng kem dưỡng ẩm
Việc dùng kem dưỡng ẩm có tác dụng làm da mềm mại, tránh tình trạng khô nứt nẻ. Cơ thể của các bé sơ sinh có khoảng 80% là nước, nhưng vì làn da còn mỏng manh nên dễ bị mất nước. Chính vì vậy, cha mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé vào mùa đông để tránh nứt nẻ.
Vệ sinh không đúng cách
Nẻ má ở trẻ em do đâu? Đôi khi cha mẹ vệ sinh cho bé không đúng cách như chà xát mạnh hay tắm nước quá nóng cũng khiến làn da dễ tổn thương. Hoặc nhiều cha mẹ sử dụng quạt sưởi cho bé khi tắm vào mùa đông khiến da mất nước và nứt nẻ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nẻ má là gì?
Má là vùng da nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến vùng da này bị tổn thương. Một trong những tổn thương da phổ biến ở trẻ sơ sinh là nẻ má. Trẻ sơ sinh bị nẻ má được nhận biết thông qua dấu hiệu điển hình sau đây:
- Hai bên má hồng hoặc đỏ ửng
- Ngứa ngáy, bong tróc da
- Có xu hướng dùng tay chà vào má
- Trẻ quấy khóc, lười bú
Bé bị nứt nẻ má có thể tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, cha mẹ cần cho trẻ đến ngay trung tâm da liễu hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám nếu thấy hiện tượng sau:
- Má xuất hiện mảng đỏ
- Vùng da má khô ráp như vảy cá
- Da nứt nẻ, sưng phù, có mủ vàng hoặc máu
- Ngứa ngáy dữ dội, bỏ bú, quấy khóc liên tục
Trẻ sơ sinh bị nẻ má bôi gì?
Làn da của trẻ sơ sinh mỏng manh, dễ bị kích ứng mặc dù cha mẹ đã chăm sóc kỹ lưỡng. Một trong những vấn đề về da ở trẻ sơ sinh khiến các bậc phụ huynh lo lắng là nẻ má. “Trẻ sơ sinh bị nẻ má bôi gì?” là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh gửi về cho chúng tôi trong thời gian gần đây.
Dầu dừa, mật ong, kem trị nẻ và dưỡng ẩm là những nguyên liệu dễ kiếm, an toàn và hiệu quả. Thông tin chi tiết về mỗi loại sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây.
Kem nẻ và dưỡng ẩm
Nguyên nhân khiến trẻ bị nẻ má đáp án đầu tiên của câu hỏi “Trẻ sơ sinh bị nẻ má bôi gì?” mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh là kem nẻ và dưỡng ẩm Kutieskin. Đây là sản phẩm an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, với công thức thảo dược chứa tinh chất nghệ trắng, dầu hướng dương, bơ hạt mỡ, yến mạch, vitamin E, vitamin B5,… giúp giảm nhanh tình trạng viêm da, nứt nẻ, khô ngứa đồng thời cấp ẩm, giúp da mềm mại, mịn màng.
Khi trẻ sơ sinh bị nẻ má cha mẹ chỉ cần chuẩn bị kem Kutieskin và thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng da mặt, chú ý 2 bên má bị nẻ
Bước 2: Vệ sinh tay sạch sẽ và bôi một lớp mỏng kem Kutieskin
Bước 3: Massage nhẹ nhàng, thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày (sau khi tắm hoặc trước khi cho trẻ ra ngoài)
Mật ong và sữa tươi không đường
Trong những nguyên liệu trị nẻ má cho trẻ sơ sinh không thể không nhắc đến mật ong. Theo rất nhiều nghiên cứu, mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, làm lành tổn thương da nhanh chóng. Ngoài ra, nguyên liệu này còn có khả năng dưỡng ẩm, bảo vệ làn da trẻ trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Trong khi đó, sữa tươi không đường có tác dụng phục hồi tế bào da, cấp ẩm, giúp da bé khỏe mạnh, mịn màng.
Các bước kết hợp mật ong và sữa tươi trị nẻ má cho trẻ sơ sinh như sau:
Bước 1: Trộn 1 thìa mật ong với 1 – 2 thìa sữa tươi không đường
Bước 2: Vệ sinh vùng da mặt sạch sẽ, chú ý 2 bên má
Bước 3: Dùng bông y tế thấm hỗn hợp, bôi lên toàn bộ mặt hoặc 2 bên má
Bước 4: Giữ nguyên trên da trẻ khoảng 15 phút rồi rửa bằng nước ấm
Dầu dừa
Nguyên nhân khiến trẻ bị nẻ má dầu dừa nguyên chất được đông đảo phụ huynh cho con sử dụng khi bị nẻ má. Theo rất nhiều nghiên cứu, dầu dừa có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, chống nhiễm trùng, làm dịu và ngăn ngừa viêm nhiễm. Dầu dừa giống như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên, an toàn, có thể bảo vệ da khỏi những tác nhân gây bệnh.
Dưới đây là các bước dùng dầu dừa trị nẻ má cho trẻ sơ sinh:
Bước 1: Vệ sinh 2 bên má và tay mẹ sạch sẽ
Bước 2: Dùng bông gòn thấm dầu dừa nguyên chất
Bước 3: Thoa dầu dừa và lấy tay massage nhẹ nhàng, để dầu dừa khô tự nhiên
Trên đây Kenhthieunhi.vn đã cung cấp đến bạn đọc các thông tin về nguyên nhân khiến trẻ bị nẻ má bạn cần biết. Hy vọng nhưng thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc, Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( www.cleanipedia.com, suckhoecong.vn, … )