Nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ là một tình trạng rất phổ biến hiện nay, điều đáng lo ngại là bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Table of Contents
Nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ
![Nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ bạn cần biết](https://kenhthieunhi.vn/wp-content/uploads/2022/03/benh-hen-suyen-dau-hieu-nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua-1.jpg)
Những người mắc bệnh hen suyễn thường có đặc trưng chung là khứu giác khá nhạy cảm và dễ phản ứng với các tác động đến từ bên trong và ngoài cơ thể. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một bằng chứng nào cho thấy đâu chính là nguyên nhân chính xác gây ra bệnh hen suyễn. Các yếu tố như di truyền, ô nhiễm và vệ sinh đã từng được đề xuất nhưng thông qua nghiên cứu chúng vẫn chưa có đủ bằng chứng thuyết phục.
Xem thêm Những khu vui chơi ở quận 4 giúp trẻ học hỏi
Các nguy cơ làm tăng khả năng hen suyễn ở bé
- Có triệu chứng dị ứng: dị ứng với thực phẩm, bệnh chàm ứng, sốt.
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn hoặc bệnh dị ứng
- Bị viêm tiểu phế quản: Đây là một bệnh nhiễm trùng phổi phổ biến ở trẻ em.
- Tiếp xúc với khói thuốc khi còn nhỏ
- Phụ nữ mang thai hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ.
- Sinh non (trước 37 tuần) hoặc nhẹ cân
Các tác nhân khiến cho cơn hen suyễn kéo đến gây khó chịu cho bé
- Nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh và cúm
- Tránh xa phấn hoa phấn hoa, mạt bụi, lông động vật hoặc lông vũ, khói bụi và ô nhiễm
- Mùi hương nồng khiến mũi dễ nhạy cảm.
- Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau chống viêm như ibuprofen và aspirin
- Cảm xúc cũng có thể khiến cho cơn hen suyễn xuất hiện ở trẻ (bao gồm căng thẳng hoặc cười)
- Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, không khí lạnh, gió, giông bão, nhiệt độ và độ ẩm
Đường lây truyền bệnh Hen suyễn
![Nguyên nhân mắc bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ](https://kenhthieunhi.vn/wp-content/uploads/2022/03/tre-bi-viem-phe-quan-co-that-chua-the-nao_jtzq.jpg)
Vì bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nên nhiều người lo lắng bệnh có thể lây nhiễm giữa người và người. Tuy nhiên, tác nhân gây bệnh hen suyễn không phải là vi khuẩn, virus hay các ký sinh trùng nên đây không phải là một bệnh truyền nhiễm. Việc dùng chung các vật dụng sinh hoạt hay tiếp xúc thân mật, thường xuyên với người bị bệnh hen suyễn không gây bệnh cho người khác.
Các dị nguyên gây bệnh có liên quan đến các yếu tố môi trường và yếu tố di truyền chỉ cho thấy rằng hen suyễn là bệnh có tính chất di truyền, chứ không phải là một bệnh truyền nhiễm. Điều này có thể giải thích cho việc có nhiều thành viên trong gia đình cùng mắc bệnh lý hen suyễn.
Triệu chứng bệnh Hen suyễn
Nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ triệu chứng hen suyễn trên lâm sàng thay đổi tùy theo từng bệnh nhân. Người bệnh có thể thường xuyên phải đối mặt với các cơn hen phế quản hoặc chỉ sau các yếu tố khởi phát như luyện tập thể lực.
Bệnh hen suyễn có các biểu hiện lâm sàng như
- Thở nhanh, thở dốc
- Ho, khạc đàm, nặng hơn khi có nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Thở rít, thở khò khè. Đây là dấu hiệu giúp hướng tới chẩn đoán hen suyễn ở trẻ.
- Cảm giác bóp nghẹn hoặc đau ngực
- Rối loạn giấc ngủ, ngáy do khó thở, ho, thở rít xuất hiện vào ban đêm.
- Trong cơn khó thở, nghe phổi có ran rít, ran ngáy rải rác.
Khi bệnh diễn tiến nặng nề hơn, tần suất xuất hiện của các cơn hen suyễn dày đặc hơn, triệu chứng khó thở trở nên nặng nề hơn và bệnh nhân cần được sử dụng thuốc cắt cơn đường hít thường xuyên hơn.
Người bệnh cần nhận biết được các dấu hiệu
- Thở dốc hoặc thở rít tiến triển nặng nề hơn một cách nhanh chóng
- Triệu chứng không thuyên giảm sau khi sử dụng các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh bằng đường hít tại nhà như albuterol.
- Triệu chứng xuất hiện khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi hay chỉ hoạt động nhẹ.
Cách phòng ngừa bệnh hen phế quản
![Nhận biết và phòng ngừa hen suyễn ở trẻ sơ sinh | Vinmec](https://kenhthieunhi.vn/wp-content/uploads/2022/03/20190913_020951_896434_tre_so_sinh_hay_gat.max-1800x1800.jpg)
Bác sĩ Phạm Thanh Xuân lưu ý, thời tiết giao mùa có thể làm cơn hen xuất hiện hoặc nặng lên, do đây là thời điểm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, dị nguyên và các yếu tố khởi phát hen phế quản. Đặc biệt, phế quản của người bị hen nhạy cảm hơn rất nhiều so với người bình thường nên sẽ làm trầm trọng thêm bệnh hen nếu không được điều trị đúng cách.
Nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ để phòng ngừa bệnh hen phế quản, những người có cơ địa dị ứng cần chú ý đến môi trường sống, không nên tiếp xúc với những vật dễ gây dị ứng như lông thú cưng, bụi hoa, khói thuốc lá… Người bệnh viêm phế quản cũng nên chú ý đến tình trạng sức khỏe, không nên làm việc quá sức, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao, tăng cường dinh dưỡng hợp lý, uống nhiều nước cũng là biện pháp hiệu quả ngăn ngừa bệnh.
Trên đây Kenhthieunhi.vn đã cung cấp đến bạn đọc các thông tin về nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ cha mẹ cần biết. Hy vọng nhưng thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc, Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( www.nestlemilo.com.vn, www.bioacimin.com, … )