Trẻ nhỏ là đối tượng thường rất hay ốm vặt, nhất là các bệnh như: viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản hay cảm cúm…Ốm vặt ở trẻ là một trong những nguyên nhân làm trẻ biếng ăn, chậm lớn, hệ miễn dịch kém nên dễ lây nhiễm các bệnh như cảm cúm, sởi, tay chân miệng… Để ngăn ngừa bệnh ốm vặt ở trẻ các mẹ cần nắm rõ nguyên nhân gây bệnh và bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho bé. Vậy làm thế nào để con trẻ được khỏe mạnh hơn?
Table of Contents
Các nguyên nhân khiến trẻ hay ốm vặt
Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nguyên nhân gây ra ốm vặt ở trẻ
Ở trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, hệ miễn dịch chủ yếu được truyền từ mẹ sang, bản thân trẻ chưa có khả năng kháng lại các loại virus gây bệnh.
Đối với trẻ bị sinh non dưới 37 tuần và trẻ sinh nhẹ cân thì hệ miễn dịch của trẻ càng yếu hơn, trẻ hay bị ốm liên miên, nhẹ cân, kém ăn và chậm lớn.
Trẻ hay ốm khiến trẻ xanh xao, mệt mỏi, biếng ăn, do đó hình thành cái vòng luẩn quẩn ốm liên miên của trẻ.
Ngoài hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, hệ tiêu hóa hoạt động kém cũng là nguyên nhân khiến trẻ hay ốm vặt.
Hệ tiêu hóa kém làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn và có thể dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ.
Khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây nên ốm vặt ở trẻ
Thứ nhất, các bậc cha mẹ không có đủ kiến thức về dinh dưỡng để cung cấp bữa ăn đủ chất cho trẻ mà hầu như đều nấu theo cảm tính.
Điều này dẫn đến dưỡng chất của trẻ không được cung cấp một cách cân đối và đầy đủ. Trẻ có thể ăn quá nhiều chất này nhưng lại thiếu hụt các nhóm chất khác.
Thứ hai, thực phẩm không an toàn và không được bảo quản tốt.
Ngày nay, vấn đề thực phẩm bẩn đang là mối lo ngại lớn của xã hội. Có lẽ việc mua được thực phẩm sạch, an toàn với sức khỏe là một điều không hề dễ đối với các mẹ.
Hóa chất độc hại trong thực phẩm là mối nguy hại đối với sức khỏe của trẻ nhỏ cũng như người lớn.
Ngoài ra việc để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh, bảo quản không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến thực phẩm bị mất chất, không còn tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho trẻ.
Lạm dụng thuốc kháng sinh
Không thể phủ nhận vai trò của thuốc kháng sinh trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.
Tuy nhiên, việc quá lạm dụng thuốc kháng sinh lại là mối nguy hại tiềm ẩn đối với sức khỏe trẻ nhỏ.
Nhiều mẹ khi con bị ốm luôn tự cho con uống thuốc, điều này có thể dẫn đến trẻ uống không đúng thuốc, không đúng liều, không những bệnh không khỏi mà có thể trở nặng hơn, gây ra bệnh suy gan, suy thận cho trẻ về sau này.
Làm thế nào giúp giảm tình trạng ốm vặt ở trẻ?
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm tình trạng ốm vặt ở trẻ
Các bữa ăn với nhiều trái cây, đầy màu sắc và rau củ quả sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.
Mẹ nên cung cấp đủ cho con các loại thực phẩm giàu vitamin C (dâu tây, cam…) và vitamin D (cá ngừ, sữa, ngũ cốc,…).
Ngoài ra, việc ăn sữa chua sẽ giúp chuyển hóa các vi sinh vật có ích làm tăng cường miễn dịch cho hệ tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng và phòng ốm vặt ở trẻ tốt hơn.
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Tạo cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ với xà phòng giúp phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp (Nguồn: Internet)
Thường xuyên giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là đôi bàn tay sẽ giúp làm giảm đáng kết bệnh đường hô hấp và tiêu hóa ở trẻ em.
Dó đó, hãy tạo cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi ăn, sau khi chơi đùa,…
Tránh chạm vào khuôn mặt
Virus cảm lạnh và cúm vào cơ thể thông qua đường mũi, mắt và miệng.
Vì thế, mẹ hãy giúp bé hạn chế tiếp xúc với những khu vực này đồng thời hãy tập dần cho bé có thói quen sử dụng các vật dụng cá nhân riêng như: ống hút, ly, bàn chải đánh răng… để giữ vệ sinh cho bản thân, tránh lây bệnh từ môi trường xung quanh.
Tạo cho bé thói quen rèn luyện thân thể
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm tần suất bị bệnh cảm lạnh hay cúm xảy ra.
Thường xuyên vận động, đặc biệt là các hoạt động ngoài trời, vừa giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh, vừa giúp hấp thu vitamin D để trẻ phát triển tối đa chiều cao.
Cho bé ngủ đủ giấc
Hầu hết các bé cần khoảng 14 giờ ngủ mỗi ngày, những trẻ mẫu giáo cần 11 – 13 giờ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ ngủ trễ hay thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ bị cúm và bị cảnh lạnh.
Cẩn trọng với mầm bệnh nơi trường học
Trường học là môi trường rất dễ làm lây lan mầm bệnh. Vì thế, nếu trẻ bị bệnh hãy cho trẻ ở nhà chăm sóc cho đến khi các triệu chứng giảm dần để đảm bảo không lây sang cho các bạn khác.
Phòng ngừa cúm
Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để ngăn ngừa cảm cúm – căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ em.
Lời kết
Ngoài việc bổ sung lợi khuẩn, mẹ nên chú ý bổ sung cho bé các sản phẩm có chứa sữa non và immune alpha. Đây là những chiếc chìa khóa vàng giúp cơ thể trẻ tăng cường sản sinh các tế bào miễn dịch và các kháng thể IgA chống lại ốm vặt ở trẻ hiệu quả.
Xem thêm:
Top 5 khoáng chất thiết yếu cho làn da bạn nên biết
Mách mẹ tuyệt chiêu ngăn ngừa “ốm vặt” hiệu quả nhờ lợi khuẩn
Thu Phượng – Tổng hợp, chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo:nutifood , youmed, vhnbio)