Bạn phát hiện trẻ nhà mình gặp khó khăn khi bú sữa như ngậm núm không đúng khớp, hay để sữa bị rơi ra ngoài. Rất có thể đây là một trong những dấu hiệu biểu hiện dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ nhà bạn. Vậy bạn đã hiểu dính thắng lưỡi là gì? Có nên phẫu thuật cắt bỏ dính thắng lưỡi cho trẻ còn nhỏ không? Cách chăm sóc cho trẻ sau khi cắt dính thắng lưỡi ra sao để trẻ nhanh phục hồi? Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây!
Xem thêm: https://fitobimbi.vn/cham-soc-tre/tieu-hoa/tre-so-sinh-bi-tao-bon/
Table of Contents
Nguyên nhân gây ra dị tật dính thắng lưỡi
Dị tật dính thắng lưỡi do bẩm sinh đã xuất hiện ở trẻ, tùy theo các mức độ mắc phải khác nhau. Dính thắng lưỡi chính là hiện tượng phần thắng lưỡi nối liền sàn miệng với mặt dưới lưỡi bị ngắn lại. Điều này vô hình chung khiến cho quá trình ăn uống và phát âm của trẻ gặp nhiều khó khăn. Lưu ý với các bậc phụ huynh, dị tật này có thể bị di truyền từ nhiều thế hệ khác nhau.
Nhiều chuyên gia vẫn đang cố gắng tìm kiếm được chính xác nguyên nhân dẫn đến dị tật dính thắng lưỡi để có thể kịp thời xử lý. Vì vậy, phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện tại vẫn là cắt bỏ và chăm sóc cho trẻ sau khi cắt dính thắng lưỡi hiệu quả.
Triệu chứng xuất hiện khi trẻ mắc dính thắng lưỡi
Khi trẻ còn nhỏ sẽ rất khó để có thể tự nhận biết được trẻ mắc phải dị tật. Vì vậy, bố mẹ chính là người đóng vai trò quan sát và phát hiện những triệu chứng lạ ở trẻ của mình:
Lúc trẻ khóc, đầu lưỡi của trẻ có dạng hình chữ V hoặc trái tim.
Những hoạt động liên quan tới cơ lưỡi của trẻ bị hạn chế: không chạm được lưỡi lên hàm trên, không vươn được lưỡi ra ngoài vòm miệng khoảng 1-2mm.
Khi bú sữa, trẻ không ngậm được núm vú chuẩn khớp và hay để sữa rơi ra ngoài.
Trẻ hay bị phát âm ngọng với các từ sau đây: r, l, n, tr,…
Thường hay khó chịu và ngứa vì độ dài của thắng lưỡi ngắn.
Khi nào trẻ cần phải đi phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi
Trả lời cho câu hỏi: “Khi nào trẻ cần đi phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi”, đó là khi bố mẹ nhận thấy triệu chứng xuất hiện dị tật ở trẻ và đưa đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt. Có một số lời khuyên từ các chuyên gia về thời điểm thích hợp nhất để phẫu thuật dính thắng lưỡi cho trẻ, rơi vào lúc trẻ mới sinh ra được một thời gian ngắn hoặc 6 tháng trở lại sau khi sinh. Vì thời gian này, các mạch máu trong khoang miệng của trẻ chưa được hình thành nhiều. Quá trình phẫu thuật sẽ được tiến hành nhanh chóng hơn khi không đem lại cảm giác đau và mất máu nhiều ở trẻ.
Tuy nhiên, nếu qua giai đoạn 6 tháng này, trẻ cũng hình thành tương đối mạch máu. Việc bắt đầu phẫu thuật dính thắng lưỡi trở nên phức tạp hơn. Bác sĩ sẽ cần dùng tới biện pháp gây mê, gây tê tại chỗ để có thể tiến hành thuận lợi giai đoạn phẫu thuật này.
Hướng dẫn cách chăm sóc cho trẻ sau khi cắt dính thắng lưỡi
Quá trình cắt bỏ dị tật dính thắng lưỡi kết thúc đã thành công một nửa, sau đó mẹ cần có cách chăm sóc trẻ cẩn thận để trẻ phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Đảm bảo sẽ không có bất kỳ rủi ro hay di chứng nào xuất hiện ở trẻ về lâu dài sau này:
Sau khi tiểu phẫu, ngay tại vết mổ thường sẽ xuất hiện một vệt màu trắng. Gặp phải trường hợp này, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng đối với hiện tượng này. Chỉ sau một vài tuần, những vệt trắng này sẽ dần biến mất đi.
Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý không được cho trẻ ngậm những vật cứng. Vì rất dễ gây ra tai nạn cho trẻ như nhiễm trùng vết thương, hóc vật cứng,… Đồng thời, tình trạng nhiễm trùng nếu bị nặng sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
Các bậc phụ huynh hãy sát cánh bên trẻ và dạy trẻ cách vận động cơ lưỡi linh hoạt. Thêm vào đó, hãy tập thói quen cho trẻ uống nhiều nước. Từ đó, miệng của trẻ cũng sạch sẽ hơn.
Giai đoạn chăm sóc cho trẻ sau khi cắt dính thắng lưỡi là vô cùng quan trọng mà nhiều bố mẹ không nên coi nhẹ việc này. Nếu chăm sóc cho trẻ tốt thì quá trình phục hồi sức khỏe của trẻ càng nhanh chóng và ngược lại. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho vấn đề mà bạn đọc quan tâm.